Home / Đời sống - xã hội / Chàng trai Huế 9x từ đam mê đến kiếm bộn tiền nhờ tài “Thổi hồn” lên nói lá Huế

Chàng trai Huế 9x từ đam mê đến kiếm bộn tiền nhờ tài “Thổi hồn” lên nói lá Huế

Nhờ vào tài “thổi hồn” lên nón lá xứ Huế, chàng trai 9x Phan Quang Nhật (30 tuổi, ở Thủy Biều,Tp Huế) kiếm bộn tiền mỗi dịp du khách ghé thăm.

Từ bao đời nay, chiếc nón lá đã trở nên gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh chiếc nón lá mộc mạc, duyên dáng không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam.

Sản phẩm thương hiệu "Nón Huế"
Trải nghiệm những nét vẽ lên nón Huế

Chiếc nón lá góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, và trở thành biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện, của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay..

Nón lá được làm từ những nguyên liệu đơn giản sẵn có như lá cọ, lá nón, tre…Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân xứ Huế, chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng của nhiều làng nghề truyền thống trong hàng thế kỷ qua.

Giờ đây, sau 5 năm theo đuổi “nghề vẽ” lên nón . Anh Nhật đã sáng tạo vẽ lên nón lá những tác phẩm sống động mang lại nét đẹp văn hóa riêng cho những chiếc nón càng trở nên đẹp và bắt mắt hơn.

Bằng bàn tay khéo léo, bằng trí tượng phong phú, Phan Quang Nhật đã biến những mảng màu đông đặc thành những bức tranh sống động. Để vẽ xong một chiếc nón từ những chi tiết nhỏ như: Chiếc áo dài, con đò, hoa lá… tạo nên bức tranh cô gái Huế duyên dáng dưới chân chùa Thiên Mụ tuyệt đẹp mất khoảng 2 tiếng.

Nhìn chung, để “thổi hồn” vào chiếc nón đòi hỏi người vẽ phải biết về kỹ thuật hội họa, làm sao hòa quyện vào bức tranh trên nón vừa đẹp mà bố cục lại cân xứng trên dưới hài hòa đẹp mắt.

Từ những chiếc nón bình thường, giá bèo đến những tác phẩm nghệ thuật có giá từ vài trăm đến cả triệu đồng.

Sau nhiều năm theo nghề, do cuộc sống khó khăn, sản phẩm nón vẽ chưa được nhiều nơi đón nhận nên chưa tạo được hiệu quả về kinh tế, nên có lúc anh cũng thấy chán nản. Nhưng sau đó, cũng nhờ vào niềm đam mê, kiên trì, không từ bỏ cuối cùng sản phẩm của anh cũng được nhiều khách trong và ngoài nước biết đến, tìm mua. Một đồn mười, mười đồn trăm, các đơn hàng được vị khách trong nước, ngoài nước đặt mua làm quà lưu niệm hoặc biếu tặng. Đơn hàng được đặt hàng thông qua mạng xã hội Facebook ngày một nhiều lên dần biến chuyển từ một nghề ‘làm vì đam mê” thành nghề kiếm bộn tiền mỗi ngày.

Trải nghiệm thú vị

Ngoài việc bán nón vẻ thông qua các đơn hàng đặt trước, anh Nhật có tạo ra một nơi để du khách thỏa sức khám phá mỗi khi có dịp ghé thăm cơ sở vẻ nón nằm sâu bên trong con hẽm nhỏ, ở kiệt 373 đường Bùi Thị Xuân, Thủy Biều. Nơi đây, các bạn du khách trong và ngoài nước có thể vừa tham quan, vừa vẽ trải nghiệm trên nón lá, vẽ theo sở thích, vẽ xong khách có thể mang về làm quà biếu hoặc lưu niệm.

Trải nghiệm những nét vẽ lên nón Huế
Trải nghiệm những nét vẽ lên nón Huế

Quang Nhật  tâm sự:

“Được các bạn và du khách ủng hộ, mình càng có động lực hoàn thiện các tác phẩm mới và chất lượng hơn để nói lên nét đẹp văn hóa dân tộc con người Việt Nam”

Quang Nhật cũng là một số ít người trẻ theo đuổi nghệ thuật vẽ trên Nón lá ở Việt Nam” anh hy vọng những chiếc nón Huế được nhiều người yêu mến như yêu văn hóa Việt nói chung, văn hóa Huế nói riêng vậy.

Mc Hùng Quốc

About admin

One comment

  1. Tài năng, đam mê tạo nên thương hiệu người xứ Huế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *