Home / Du lịch / Khám phá dòng sông Hương thơ mộng và những cây cầu nổi tiếng xứ Huế
Hòa cùng người xứ Huế khám phá cầu gỗ lim

Khám phá dòng sông Hương thơ mộng và những cây cầu nổi tiếng xứ Huế

Sông Hương và những cây cầu nổi tiếng ở xứ Huế

Tiếp tục chuyên mục khám phá Huế cùng #HueEZ, hôm nay chúng ta sẽ khám phá tiếp dòng sông Hương thơ mộng và những cây cầu nổi bật ở xứ Huế nhé

Sông Hương

  Người Huế có nhiều cách giải thích vì sao dòng sông có tên là sông Hương, cũng có nhiều sử liệu ghi chép cẩn thận, đi ngược lên thượng nguồn còn phát hiện loài cỏ Thạch Xương Bồ có hoa thơm hòa vào nước sông, thậm chí có nhiều huyền thoại về mùi thơm của nước sông. Nhưng có “một huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung, một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, người dân hai bên bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước xanh thắm ấy mãi mãi thơm tho”.
Sông Hương bắt nguồn từ 2 nhánh sông Tả Trạch và Hữu Trạch đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, 2 dòng này hợp lại tại ngã ba Bằng Lãng (gần lăng Minh Mạng) để tạo ra dòng sông Hương thơ mộng. Từ ngã ba Bằng Lãng đến cửa biển Thuận An với chiều dài khoảng 33km
Những tên gọi khác: Trước đây sông Hương còn có rất nhiều tên nhưu Sông Linh Giang, sông Lô Dung, sông Hương Trà, sông Kim Trà sông Yên Lục…

Nhà Hàng Nổi Sông Hương - Giới thiệu Nhà hàng Nổi Sông Hương

Thuyền rồng trên sông Hương. Ảnh: Thanh Toan

Tiếp đên hãy theo chân #HueEZ khám phá những cây cầu đẹp ở xứ Huế nhé

Cầu Tràng Tiền

  Đây là cây cầu biểu tượng của xứ kinh kỳ. Cầu Trường Tiền là chiếc cầu dài 402,60m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67m, khổ cầu 6m, được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Đông Ba, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội tại trung tâm thành phố Huế. Đây là cây cầu nổi tiếng nhất bắc qua Sông Hương, đã đi vào thơ ca nhạc họa, trở thành điểm đến bất thành văn cho những ai có dịp ghé Huế.
Cầu Phú Xuân, dân địa phường thường gọi là cầu Mới.

  Cầu Phú Xuân (thường được gọi là Cầu Mới) được xây dựng vào năm 1970 do  hãng Eiffel của Pháp thiết kế và tổ chức thi công, sau 2 năm thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cầu dài 374,65m, rộng 17m, riêng lòng cầu rộng 12m; tải trọng của cầu là 18 tấn. Hai bên cầu đều có lề dành cho người đi bộ và có xây lan can để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Từ 1971 đến nay, cầu Phú Xuân được tu bổ thêm vào năm 1998 và năm 2009. Lúc mới xây xong (1971), cầu được đặt tên theo tên dòng sông mà nó bắc qua, cầu Sông Hương. Sau năm 1975, nó được chính quyền đổi tên là cầu Phú Xuân.

Vẻ đẹp sông Hương, cầu Trường Tiền ở Huế - VnExpress Du lịch

Một góc chụp cầu Trường Tiền – Ảnh: Sưu tầm

Cầu Dã Viên

  Cầu Dã Viên là cầu đường bộ bắc qua sông Hương nối từ đường Lê Duẩn (Quốc lộ 1A) sang đường Bùi Thị Xuân và kết nối với hệ thống các trục đường quy hoạch khu vực phía Nam thành phố Huế.

  Vào năm 1908, khi chiếc cầu bằng sắt bắc qua sông Hương được xây dựng xong và bắt đầu hoạt động để nối tuyến tàu hỏa Bắc – Nam, thì nó được đặt tên là cầu Dã Viên, vì phần giữa của đoạn đường sắt ở đây đã được xây dựng ngay trên mặt đất của cồn Dã Viên. Nhưng, vì đầu phía bắc của cầu này nằm quá gần cầu Bạch Hổ cũ (nay gọi là cầu Kim Long), cho nên người dân Huế thường gọi nhầm là cầu Bạch Hổ.

  Năm 2010, cầu đi bộ này được đầu tư xây dựng lại với mức kinh phí 730 tỷ đồng và được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân về tên cầu. Ngày 10/12/2012, tại Kỳ họp thứ V, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VI đã biểu quyết thông qua tên cho cầu đường bộ qua sông Hương là Cầu Dã Viên. Đây là một công trình hoành tráng, có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay, đây là cây cầu lớn nhất bắc qua Sông Hương, không chỉ nhằm giảm ùn tắc giao thông cho hai cầu Phú Xuân và Trường Tiền, cầu Dã Viên còn là điểm thưởng ngoại sông Hương cho nhân dân và du khách.

Dã Viên xanh - Báo Thừa Thiên Huế Online

Cầu Dã Viên chụp từ trên cao –  Ảnh: Baothuathienhue

Cầu Đập Đá

  Cầu Đập Đá được xây dựng từ năm 1917 dưới thời Pháp thuộc. Lúc bấy giờ, Đập Đá có vai trò quan trọng trong việc giao thông nối Vỹ Dạ với thành phố Huế và ngăn xâm nhập mặn vào sông Hương lúc mùa hè, ngăn nước từ thượng nguồn sông Hương đổ về trong mùa mưa để hạn chế lũ lụt. Đập Đá hiện nằm giữa hai con đường Lê Lợi (phường Phú Hội) và Nguyễn Sinh Cung (phường Vỹ Dạ, TP.Huế). Vài năm về trước, tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành công trình đập thủy lợi Thảo Long ở hạ lưu sông Hương nên chức năng ngăn mặn của Đập Đá không còn. Năm 2015, cầu Đập Đá được đầu tư, mở rộng và lắp cống ngầm nhằm cải thiện môi trường và chất lượng nước, bổ sung nguồn nước tưới nông nghiệp cho sông Như Ý, tăng cường thoát lũ cho hệ thống sông vùng nam sông Hương.

Phân đoạn đầu tiên khi đến Huế của Ngọc qua đập Đá

Những cô gái Huế trong tà áo tím – Ảnh: Sưu tầm

Cầu gỗ lim

  Nhằm phát huy giá trị cảnh quan, không gian đô thị, môi trường và văn hóa lịch sử sông Hương để phát triển cân bằng giữa bảo tồn và phát triển đô thị Huế bền vững, hiện đại, trở thành một thành phố văn hoá – du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã hợp tác với tổ chức hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) để xây dựng Cây cầu Gỗ lim chạy dọc sông Hương. Đây là cây cầu chỉ dành cho người đi bộ, rộng 4m dọc sông Hương, với diện tích 2.443 m2, được lát bằng gỗ lim dày 5cm. Tổng kinh phí cho công trình là gần 53 tỉ đồng, trong đó phần gỗ lim hơn 5 tỉ.

1.000 khán giả tham gia chương trình áo dài cộng đồng tại Huế

Chương trình áo dài cộng đồng – Ảnh: Sưu tầm

Cầu bán nguyệt

  Từ đầu năm 2020, chính quyền thành phố Huế đã triển khai dự án làm đường đi bộ hai bên bờ sông Hương với mục đích tạo không gian công cộng tốt hơn cho người dân. Công trình cầu bán nguyệt ở khu vực Bến Me, phường Phú Thuận, bờ Bắc sông Hương được xây dựng, trở thành điểm check-in của giới trẻ Huế và du khách nhiều nơi đến tham quan, ngắm cảnh, đi bộ, tập thể dục hàng ngày.

  Giống như tên gọi, cầu có hình bán nguyệt (nửa hình tròn), không có lan can. Sở hữu điểm view “không góc chết”, cùng với Đồi Vọng Cảnh, cầu bán nguyệt chính là điểm chụp ảnh, ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Huế tính đến thời điểm hiện nay.

Lãng đãng Bến Me, điểm check-in mới của nhiều người - Báo Gia Lai điện tử - Tin nhanh - Chính xác

Cầu Bán Nguyệt lúc mới hoàn thành – Ảnh: Sưu tầm

Thuê xe, đặt phòng, đặt vé máy bay, thuê hướng dẫn viên

Vui lòng liên hệ sđt/zalo: 0788.235.777 hoặc Facbook.com/HueEZ

About Pham Ha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *